Tu Luyện Bước Đi Căn Bản Đúng Cách Theo Nguyên Lý Khí Công dưỡng Sinh Trường Thọ

[Quan Trọng - Tu Luyện - Khí Công - Dưỡng Sinh - Trường Thọ- Căn bản khinh công] Tướng đi Thần Tiên: Cách bước đi đúng giúp chữa bách bệnh và sức khỏe tốt
  • --
Bước đi đúng cách - Đây là điều nghe tưởng như đơn giản nhưng hàm chứa trong đó vô số điều tinh vi và cần tu tập kiên trì và cẩn thận từng chút 1. Những gì mình viết sau đây là Tinh Hoa Căn Bản của tu luyện Đạo Gia (Khí Công, Nhân Tướng Học, Chữa Bệnh, Khinh Công) và Phật Gia (Thiền Hành - Thiền Đi). Đó là 1 trong số kinh nghiệm xương máu mình chắt lọc đc sau gần 30 năm tu luyện với rất nhiều bậc thầy. Có nhiều người cầu Đạo cả đời, cả kiếp cũng ko tìm ra và đi lạc hướng.
  • --
 
notion image
Để hiểu rõ bài này, các bạn nên tìm lại các bài mình đã đăng về cột sống và tướng đi ở dưới. Trong bài này mình sẽ đi sâu về kỹ thuật bước chân.
  • --
1. Bàn chân là nơi hội tụ của rất nhiều đường kinh lạc (Xem hình). Mỗi bộ phận của chân sẽ tương ứng tác động tới từng cơ quan trong cơ thể như: Thận (huyệt Dũng Tuyền), ruột, cột sống, mắt...
Khi bước đi, lực tác động lên từng phần của bàn chân sẽ kích thích kinh mạch của các bộ phận tương ứng. Do đó bản chất của mỗi bước chân chính là bấm huyệt.
2. Do đó điều cốt yếu của bước chân là lực / áp suất tác động lên từng bộ phận của bàn chân phải đều nhau. Khi lực không đều sẽ có hiện tượng bộ phận thì làm việc quá tải, bộ phận thì lại trì trệ, đông cứng khiến khí huyết lưu thông trong cơ thể không đều, gây tắc nghẽn từ đó sinh bệnh. Để dễ hiểu thì nó tương tự thế giới con người: trong 1 cơ quan tổ chức: người làm việc nhiều thì sẽ kiệt sức, lại bất mãn, còn người làm ít thì lại lười biếng, hưởng thụ, tham nhũng, giao du các thói hư tật xấu...thế là tổ chức loạn. Các bộ phận trong cơ thể cũng vậy, thằng ít vận động thì bị cứng lại (tích tụ các cặn bẩn, rồi lấy dưỡng chất đáng lẽ nuôi xương, sinh tinh, sinh nhiệt thì "vơ" lấy làm của riêng). Đó là các hiện tượng bệnh kiểu tích mỡ, tích canxi, gai cột sống....do sự tích tụ không đúng vị trí của các dưỡng chất. Nguyên nhân chính là sự thiếu nhịp nhàng của các bộ máy trong cơ thể, gây tắc nghẽn. Lâu dần các bộ phận sẽ quá tải, yếu dần. Như vậy cốt lõi ở đây là phải bước chân đều lên các bộ phận.
3. Do cấu trúc xương, và các thói quen bước đi không được rèn luyện từ bé nên mỗi người sẽ có 1 kiểu bước đi khác nhau, người chữ V, người 2 chân chụm vào nhau, người thẳng....với vô vàn các góc độ khác nhau... Mỗi kiểu đi sẽ gây tác động lên các cơ quan nội tạng mạnh nhé khác nhau từ đó sinh ra vô số kiểu tính cách và vô số bệnh.
Ví dụ mình chân trái thẳng, chân phải chữ V thành ra sử dụng quá nhiều lực ở mép ngoài chân phải, trong khi mép trong chân phải lại không chịu lực (tương ứng đối chiếu với cột sống), thành ra cột sống yếu. Các cơ căng cứng...Các nội tạng từ đó suy yếu theo, máu lên não kém...và vô số bệnh khác. (Đi khám tây y tất nhiên chỉ chữa triệu chứng từng bệnh nên chẳng giải quyết đc gì).
4. Cách bước đi đúng phải đảm bảo tối ưu lực tác động và giảm thiểu lực tác động gây hại lên cơ thể. Cụ thể bạn xem cấu trúc xương chỗ nào vững, chắc, tiết diện rộng thì nên chịu lực nhiều hơn (như gót chân, và phần trên của bàn chân) Gót chân chịu lực khi bắt đầu hạ chân xuống, còn phần trên tạo lực đẩy. Vì những chỗ đó diện tích rộng nên lực được chia đều thành ra áp suất vẫn cân bằng.
5. Phải đảm bảo giảm thiểu phản lực lên chân, tránh đi vào các khớp... Nhưng các khớp vẫn chịu lực vừa phải và phải hoạt động để tăng độ dẻo. Cơ chế là tránh tổn thương khớp như vậy khớp sẽ bền. Người già khớp mỏi, xương khớp kém đơn giản vì ko biết giữ gìn, bước đi sai.
6. Khi đi phải sử dụng kỹ thuật đúng: đó là 2 chân phải thẳng, vuông góc, ngang vai vì đó là đường tối ưu và đảm bảo sự cân bằng (trong tam giác vuông thì đường vuông góc sẽ ngắn hơn cạnh huyền) Tương tự nhờ thế khí huyết đi sẽ mạnh và nhanh hơn. Đây là điểm tối ưu 1.
7. Tiếp theo về vật lý để đi nhanh và xa, tiêu tốn ít sức mà đạt hiệu quả tối đa thì phải biết sử dụng Gia tốc đúng: đó là công thức F = m.a trong đó F là lực đẩy (để người tiến về phía trước), m là khối lượng và a là gia tốc.
Do đó bài toán 1 sẽ là gia tăng gia tốc để tạo ra lực đẩy tối đa. Đó là kỹ thuật đi cuộn chân cụ thể sử dụng linh hoạt tất cả các bộ phận của chân gồm cổ chân, gót chân, phần trên bàn chân, các đầu ngòn chân.
Bước 1: Khi chạm gót thì chạm nhẹ vừa đủ, ko được nện mạnh vì sẽ tạo ra phản lực lên gót sẽ gây tổn thương xương. Tiếp xúc nhẹ nhàng như Hạc đậu
Bước 2: Từ gót chân lần lượt tiếp xúc từ gót lên trên các bộ phận của chân theo vận tốc nhanh dần (chạm nhẹ ở gót và đẩy đưa chân nhanh dần) đó chính là tạo gia tốc 1.
Bước 3: đến phần đầu của chân (phần tiết diện rộng nhiều thịt) bắt đầu gia tốc đc đẩy tối đa và đẩy chân và cơ thể về phía trc, lúc này đồng thời tiếp tục chia đều lực lên các đầu ngón chân. (chú ý phải sử dụng các đầu ngón chân và ngón chân với lực vừa đủ ko gây hại khớp - khớp phải dẻo)
Bước 4: lúc này phản lực sẽ đẩy cơ thể đi về phía trước, nhưng bài toán sẽ là phải triệt tiêu phản lực tác động gây hại lên xương chân. Do đó ngay khi ngón chân chuẩn bị dời đất thì nhẹ nhàng duỗi chân (gập cổ chân) đưa về phía trc đồng thời vuông góc với mặt đất, đi theo quán tính của lực đẩy.
Tóm lại bạn cần triệt tiêu đc phản lực vào xương, và lợi dụng phản lực để đẩy cơ thể về phía trước
Cảm nhận chỗ giữa chân điểm lõm (lỗ khí), huyệt Dũng Tuyền đc đẩy, đây là tương ứng với Thận
Điều này có nghĩa mỗi bước đi là rèn Thận khiến Thận khỏe mạnh hơn đồng nghĩa với các bệnh như yếu sinh lý, loãng xương cũng đc chữa.
Bước 5: lặp lại tiếp đất gót chân nhẹ nhàng.
Trong các quá trình trên, càn sử dụng kỹ thuật đùi, gối, kết hợp theo các nguyên lý lực kể trên, để tránh tổn thương gối và kết hợp gia tốc của cách vung đùi và gối (sẽ viết bài khác)....như vậy gia tốc tạo ra tối đa và tạo ra lực đẩy ....
Kỹ thuật này khác hẳn với cách đi của người thông thường là nện thẳng chân xuống tạo phản lực, như vậy sẽ gây tổn thương về Xương rất lớn...
Các kỹ thuật này rất ít người để ý, đặc biệt là ngành khoa học thể thao của Việt Nam còn rất yếu nên bạn sẽ thấy các vận động viên điền kinh chuyên nghiệp rất dễ bị liệt khi giải nghệ...và gặp vấn đề về xương khớp...
Do đó, ngay cả khi bước đi chưa chuẩn thì bạn đừng nên tập chạy vội đặc biệt là Gym...Sẽ gây tổn thương xương. Mình biết rất nhiều bạn tập gym body đẹp thật nhưng hỏng hết xương.
8. Chất “cặn bẩn” trong máu tụ lại lâu bị cô đặc thành những tinh thể. Nếu những tinh thể đó tụ tập ở đầu dây thần kinh, sẽ gây cảm giác nhức buốt và ảnh hưởng tới các cơ quan có liên quan. nên người già rất hay bị đau nhức...
Khi bạn đi sai và tập đi đúng như này: sẽ có các hiện tượng đau nhức ở các bộ phận trước đây ko đc luyện tập (do các tinh thể tụ tập), cố gắng chịu đau, đi dần giã nó ra, khí huyết sẽ lưu thông.
9. Khi đi đúng các kinh mạch chạy từ lòng bàn chân, qua gót chân, cạnh chân, lên gối, hông...sẽ bắt đầu thay đổi, các tắc nghẽn sẽ lưu thông. Các bạn sẽ cảm nhận mỏi, đau, nhức...tại các điểm tắc nghẽn như mình là dọc mép chân trái thì ko sao (vì vẫn đi thẳng) nhưng dọc mép chân phải thì đau nhức (nhưng sướng)
10. Đây là bài mình viết riêng về kỹ thuật bước chân: bạn cần phải kiểm tra cột sống, giữ tư thế cổ thẳng, lưng thẳng, phần thân trên nhẹ nhàng....Kiểm tra độ thẳng của đùi, kiểm tra các cơ đang bị kéo...nói chung cần rất nhiều yếu tố để kiểm tra....
11. Quan sát kỹ từng bước đi và cảm nhận của cơ thể...đây chính là Thiền Hành
Khi đi đúng bạn sẽ nghiện đi, đi càng ngày càng nhanh do thành thục kỹ thuật, nhiều năng lượng, đi ko mệt, càng đi càng khỏe, cơ, xương vững chắc, càng già càng khỏe...
Mỗi bước đi thấy khỏe, cảm nhận từng bước đi cùng tâm thế tích cực, hơi thở đều: sẽ kích hoạt các chất dẫn truyền thần kinh thành công hạnh phúc như dopamine, seratonin, các chất morphin tự nhiên khiến cơ thể hưng phấn, sảng khoái...
Càng đi càng Nghiện, muốn đi nữa
Do đó thấy người Việt Nam rất lười đi bộ là do đi sai,
phụ thuộc quá nhiều vào ô tô, xe máy...đi chợ vài bước chân cũng phóng xe...nên cơ thể càng ngày càng yếu. Trong khi đi đúng thì đây là cơ hội rèn luyện (bấm huyệt)
12. Sau khi đi nên kết hợp ngâm chân với ngải cứu, xoa bóp, bấm huyệt, cứu ngải.....để dẩy dương khí vào đả thông kinh mạch (vì đi xong mạch sẽ giãn) sẽ có hiệu quả giảm đau và tăng tốc độ hồi phục....
Luyện thành thục sẽ đi càng ngày càng nhanh, và xa....
Đi như lướt trên mặt đất nên gọi là tướng đi Thần Tiên, Rồng, Hạc......Chính là căn bản của Khinh công và Dưỡng Sinh của Tu Tiên hay Thiền hành của Phật...
(Lưu ý: đây chỉ là 1 góc rất nhỏ của tu luyện, cũng là 1 góc rất nhỏ cần lưu tâm của bước đi...)Đủ để cho bạn thấy ngay cả việc như đi đã cần sự tỉ mỉ và khoa học như nào...
Bạn sẽ thấy phụ nữ ko nên đi giày cao gót
Đây cũng là là kỹ thuật luyện khí, đã thông kinh mạch
Tu tập tâm linh là khoa học chứ ko phải mê tín.
Bạn có thể chia sẻ và áp dụng với bản thân, đặc biệt là trẻ em, người già...
Rèn luyện từ nhỏ sẽ giải quyết đc rất nhiều vấn đề: khỏe mạnh, rèn tâm tính, thiền đi....
Quay lại