Khai thị Hạnh Nhẫn Nhục

notion image
KHAI THỊ SỐ 89
Hạnh nhẫn nhục
Khi con mất kiên nhẫn thì con cần phải nhận biết điều này và sám hối. Mỗi lần như vậy, con phải phát nguyện là lần sau con sẽ hành xử tốt hơn, rằng con sẽ không đánh mất kiên nhẫn nữa.
Rồi lần sau, có thể con sẽ lại mất kiên nhẫn nữa và cuối cùng con sẽ lại mất kiên nhẫnnữa. Vấn đề là tu tập sao cho thuần thục. Con sẽ không thể nào thoát khỏi tình trạng mất kiên nhẫn nếu chẳng tu tập chút nào. Giáo huấn khẩu truyền là tu tập cho thuần thục và kham nhẫn.
Nếu con kiên trì tu tập thì chắc chắn là việc tu tập của con sẽ tiến triển và cuối cùng, con sẽ không còn mất kiên nhẫn. Học cái nào cũng vậy. Lúc đầu, có thể sẽ có khó khăn nhưng nếu thực hành đi, thực hành lại thì khó sẽ biến thành dễ. Đây là một tiến trình đòi hỏi nhiều thời gian và con phải kiên trì ngay cả khi con thất bại lúc ban đầu.
Cho dù có thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa, con vẫn phải đứng dậy và thực hành trở lại. Khi hạnh nhẫn nhục đã tăng trưởng, con có thể phát nguyện ‘Mình sẽ không nổi giận cho dù người ta có khiêu khích mình đến đâu đi chăng nữa.’ Đây là tinh tuý của Bồ tát giới.
Nhưng hạnh nhẫn nhục không chỉ được áp dụng để chế ngự sân hận, nó còn phải được thực hành trên các cảm xúc khác. Khi tham luyến khởi lên, con không chịu khuất phục mà phải kiên định, khi lòng đố kỵ khởi lên, con phải kiên định…
Nếu con kiên nhẫn được với tất cả các ý nghĩ và cảm xúc thì [một ngày kia] con sẽ không còn bị chúng chi phối. Nếu con mất kham nhẫn, con sẽ lại tiếp tục bị các cảm xúc này sai xử. Kiên trì nhẫn nhục là chánh niệm tỉnh giác. (Tôn sư Konchog Gyaltsen, Garchen Rinpoche đời thứ
notion image
KHAI THỊ SỐ 69
Bồ đề tâm nguyện
Tinh túy của việc thực hành Pháp thực sự ở ngay trong tâm; thiện hạnh được huân tập trong tâm. Khi chúng ta giữ vững lời nguyện mà chúng ta đã phát khởi để giải thoát chúng sinh, chúng ta sẽ không ngừng thay mặt họ để mà hành động.
Chúng ta không chỉ hành động để mang lại lợi ích cho chúng ta bằng mọi cách. Chúng ta cũng không muốn mang lại lợi lạc thậm chí cho một cái lỗ chân lông của chúng ta. Chúng ta thực sự mở tâm bao la nói rằng - Ngay cả nếu phải đọa sinh xuống ba cõi thấp [để mang lại lợi lạc cho chúng sinh] thì cũng được đi. Mọi hành động của mình là vì lợi lạc của người khác.
Khi chúng ta có được tâm thức như vậy thì mọi hoạt động thân, khẩu và ý của ta sẽ trở nên thiện lành. Chúng ta phải liên tục nhớ đến các lợi điểm của việc phát khởi Bồ đề tâm, vốn giúp chúng ta vững bước trên đường tu, vốn trở thành nguyên nhân để chúng ta tịnh hóa ác nghiệp và tích lũy công đức và chúng ta nên theo đó mà tùy hỉ công đức. (Tôn sư Konchog Gyaltsen, Garchen Rinpoche
Quay lại