Dáng đi - Nhân tướng học - Sức khỏe và Vận Mệnh

 
Dáng đi - Nhân tướng học - Sức khỏe và Vận Mệnh
 
Khi nhắc tới việc bước đi / bước chạy đúng cách - phần lớn chúng ta khi nghe qua đều cho rằng đó là việc dễ dàng và chẳng có gì nhiều để nói. Nhưng sự thật thì bước đi đầu tiên là một việc vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới vận mệnh của cả cuộc đời mỗi người - và phần lớn chúng ta đều gặp vấn đề đâu đó ở bước đi của mình. Còn gặp vấn đề ở đâu thì bài viết này ít nhiều sẽ cho bạn biết gợi ý để tự tìm ra.
notion image
"Nhất dáng, nhì da" đó là kinh nghiệm ngắn gọn và quan trọng của cổ nhân về Nhân Tướng Học vì nó phản ánh tính cách, phẩm chất, tình trạng sức khỏe, tinh thần của 1 con người như chức năng hoạt động của các cơ quan, tuyến nội tiết...đó là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nồng độ sinh khí trong cơ thể con người, nồng độ các chất hóa học được tiết ra, mật độ hoạt động của các vùng trong não...do cấu trúc của dáng đi, dáng ngồi, dáng nằm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tạo thành hình dáng của cấu trúc xương, cơ, mạch máu, áp lực, độ chèn ép của các bộ phận, cơ quan... khiến con người sẽ có xu hướng tự nhiên thích thú hay cảm nhận tốt 1 vấn đê gì đó... từ đó tạo thành tính cách, thói quen và vận mệnh của con người. Do đó Xoay cung đổi số...không phải là đưa tiền cho thầy cúng làm mấy cái lễ cúng bái, dâng sao giải hạn...là xong...mà phải là thay đổi luồng sinh khí ảnh hưởng tới cơ thể....điều chỉnh hài hòa với luồng khí của vũ trụ. Tâm - Ý - Khí hài hòa thì mới có vượng khí.
  • --
Nói về "Dáng" thì yếu tố đầu tiên là cấu trúc bộ xương trong đó cột sống đóng vai trò quan trọng. Cấu trúc các xương cánh tay, cẳng chân, cổ....Rồi tiếp đến là các bó cơ.
Xương giống như các thanh xà, trụ của 1 căn nhà còn các bó cơ là các dây kéo... Do đi sai tư thế, không cân bằng nên xương lệch, dần tạo thành các tật và các bó cơ cũng thay đổi theo, chỗ cứng chỗ nhão. Sau này có nắn xương nhưng cơ đã cứng (ko giã cơ) thì xương lại bị kéo lệch. Xương lệch, khí mạch không thông, các bộ phận hoạt động ko nhịp nhàng sinh ra nhiều loại tính cách: vội vàng, nóng giận, chính trực, tham lam, mất tập trung.....các yếu tố kết hợp tạo ra muôn vàn tính cách. Đó là căn bản của Nhân Tướng Học. Nhìn dáng - tư thế biết Tâm người (Lưu ý: ở đây biết để thông cảm chứ đừng dùng nhân tướng học để phán xét)
Một bài kiểm tra nhỏ độ cân bằng cơ thể là bạn thử vòng tay phải qua đầu bên trên, tay trái qua hông phía dưới để 2 ngón tay giữa và nhẫn của 2 tay chạm và móc vào nhau. Sau đó đảo ngược, tay trái vòng qua đầu bên trên, tay phải qua hông, móc vào nhau. Nếu đc cả 2 bên thì tương đối cân bằng.
  • --
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc xương và dáng đó là cách Bước đi.
Mỗi người sinh ra có cấu trúc xương khác nhau, chân vòng cung, chân thẳng, chân chữ X....do đó cách bước chân sẽ khác nhau.
Rồi góc độ mở của bàn chân khác nhau...Do từ bé không để ý nên các bó cơ sẽ cứng dần...đi sai tư thế sẽ sai luôn vì cơ bị kéo...dẫn đến Lệch và vẹo cột sống (và ảnh hưởng 1 loạt tới tính cách - tình trạng sức khỏe).
Do thói quen: người thì bước đi khẩu độ chân quá nhỏ (khoảng cách giữa 2 bàn chân hẹp hơn so với vai nhiều) thì sẽ dẫn tới tình trạng xương hông bị lắc, biên độ dao động lớn dẫn tới cột sống lắc theo....và bị cong vẹo...dẫn tới biến dạng toàn bộ cấu trúc khí lực cơ thể và các bộ phận....
Người thì khẩu độ chân quá lớn (rộng quá 2 vai) mũi 2 bàn chân hướng ra nhiều tạo thành dáng đi khệnh khạng
Người thì 2 mũi bàn chân thẳng, người thì hình chữ V 2 gót hướng về nhau, người thì 2 mũi chân chụm vào nhau và gót hướng ra ngoài....
Mỗi kiểu lại có góc độ, biên độ khác nhau...
Rồi bước đi dài - ngắn, nhanh - chậm khác nhau...
Các yếu tố đó tạo thành lực tác động lên bó cơ, cấu trúc xương khác nhau, tạo thành hình của cấu trúc khí lực từ đó sinh ra đủ loại các Tướng đi trong nhân tướng học và là cơ sở để đọc ra tính cách mỗi người.
  • --
Viết đến đây bạn hãy thử tĩnh tâm, bước đi và quan sát cách mình bước đi, quan sát thật kỹ cấu trúc xương của mình (và gia đình).
  • --
Cách đi đúng (tham khảo)
Mấu chốt của 1 cơ thể khỏe mạnh là dáng thẳng, không gù, giảm tối thiểu tác động lực làm biến dạng xương cột sống và các khớp đồng thời lực tác động vào các bó cơ cân bằng để có cơ thể cân đối.
Gợi ý: Mỗi người tùy theo cấu trúc sinh học của mình mà luyện tập cách bước đi phù hợp theo nguyên lý gợi ý. Trong thời gian đầu thay đổi thì cơ sẽ bị kéo, khó chịu khi về tư thế đúng - cần giã cơ, bấm huyệt hay tập yoga nói chung là cần giãn cơ.
Bước đi 2 mũi chân thẳng hoặc góc độ nghiêng chéo nhỏ...
Đi sử dụng các lực cân bằng từ gót chân tới đầu bàn chân, lực nên đi vào các bắp chân (các phần thịt) đùi và Mông (Xương chậu), triệt tiêu lực ở 2 bên để đảm bảo xương cột sống ko bị lắc, vẹo theo độ lắc của mông.
Có nghĩa là mọi thứ nên cần vuông góc, chịu lực tại các phần bắp và mông, hạn chế lực lên các khớp, đảm bảo tối đa ko để biến dạng cột sống...
2 tay vung thì nên cân đối với 2 bên vai và nhịp nhàng với phần chân, lưng đảm bảo thẳng.
Tóm lại bạn cần để ý và quan sát thật kỹ bước đi của mình và điều chỉnh phù hợp.
Đảm bảo sao cho cảm giác đi nhiều thì Mông, bắp săn chắc và đẹp. 2 eo đẹp (vì các lực thay vì chạy vào cột sống thì chạy song song 2 bên eo)...
Dấu hiệu là bạn càng đi càng khỏe, càng sảng khoái vì bắp dẻo, lại cảm thấy mông với eo đẹp
notion image
Quan trọng nhất là vì đi đúng tư thế, khí lực dồi dào nên ko thấy mệt, lưng không mỏi, sử dụng khớp chịu ít lực nên cũng ko mỏi, ko khô khớp...
Dấu hiệu tiếp theo: là tư thế ngồi, nằm đều thẳng và vuông góc, khẩu độ chân cũng vuông góc, ngồi thẳng ko bị gập về trc, dựa 2 bên hay ngả nhiều ra sau...
Đó là cột sống khỏe mạnh.
Đây là kinh nghiệm xương máu của mình, vì mình cấu trúc chân vòng và xoắn nên đi sai từ nhỏ, 1 bên chân trái mũi chân thẳng nhưng chân phải hình chữ V...thế nên cơ thể bị xoắn sang phải...dẫn tới toàn bộ các vấn đề sức khỏe và cách tư duy (mất tập trung)...não trái và não phải phát triển theo cách chả giống ai
notion image
Thành ra kéo theo đủ chứng bệnh: đau nửa đầu, tiêu hóa....
Chẳng bác sĩ nào phát hiện ra chi tiết này của mình.... kể cả giáo sư đầu ngành.
Trong họa có phúc, nhờ bẩm sinh như thế hóa ra lại là tướng Huyền Vũ (Rùa và Rắn) nên mình phát triển các năng lực về tâm linh, năng khiếu về y học và rất nhiều môn...Sau khi cân bằng lại, chỉnh lại tư thế đi thì bao nhiêu khí lực mới bung ra :)) .....các môn về nghệ thuật tự nhiên đc khai mở (do các vùng não trc đây ít hoạt động thì hoạt động mạnh)
Tương tự với chạy....chơi thể thao mà tư thế đã sai, cơ thể ko cân thì càng tập càng hỏng, đặc biệt là gym...Nhiều người tập người nở ra nhìn qua thì đẹp thật nhưng cấu trúc ko cân đối nên phát ra rất nhiều vấn đề về giới tính, khớp...mình sẽ có bài riêng... Thế nên trẻ em ko cần học cái gì quá cao siêu, đi cho chuẩn đã.
Qua đó bạn thấy, ngay cả việc Đi đã khó, chạy cũng khó nói gì đến việc khác càng cần tỉ mỉ....
Điều chỉnh từ thứ nhỏ nhất chính là Tu Luyện - Xoay cung đổi số.
Hi vọng bài viết có thể giúp nhiều bạn, nhiều điều muốn viết nhưng khuôn khổ bài viết có hạn
notion image
Hi vọng các bạn chịu khó tu luyện, đi chậm lại và quan sát cảm nhận của cơ thể để điều chỉnh về tư thế đúng
 
 
Quay lại